The Vietnam Society of Sleep Medicine (VSSM) in collaboration with the World Sleep Medicine Society (WSS) is pleased to announce the organization of the International Sleep Medicine Certification Examination (2-year program). This exam aims to assess and recognize the competencies of experts, to improve the quality of health care in Sleep Medicine. Candidates who pass the exam will have their names announced by the World Sleep Medicine Society (WSS) in the list of Sleep Medicine experts on the official website.

The information about the content and regulations related to the exam is updated on the official website of the World Sleep Medicine Society (WSS) at:

- Purpose of the exam: https://worldsleepsociety.org/programs/examination/
Description of content: https://worldsleepsociety.org/programs/examination/description-of-content/
Curriculum: https://worldsleepsociety.org/programs/examination/curriculum/

 Online registration link: https://forms.gle/jXeKkmWJV3jWyuV88

Eligibility Criteria: Applicants complete a test in English provided and supervised by the World Sleep Society (WSS).

Fee: 200 USD.

- Account name: Hội Y học giấc ngủ Việt Nam
- Account number: 110614249999
- Bank: Vietinbank, Lam Dong branch
- Content: FULL NAME, pay the fee to participate in the International Sleep Medicine Certification Examination

We invite all doctors, medical staff, and those interested in Sleep Medicine to attend and support this event.

 Best regards,

-----------------------------

Author: Dr. Nguyen Duy Thai
Vietnam Society of Sleep Medicine

Delegate: Pr. Sy Duong-Quy

Affiliation: Vietnam Society of Sleep Medicine

Short Bio: Pr. Sy Duong-Quy is a Former President of Federation of South-East Asia of Sleep Medicine (FSSM) and a current Chair of Sleep Promotion of Asian Society of Sleep Medicine (ASSM). He is also a founder of Vietnam Society of Sleep Medicine (VSSM) which has been created in 2019. After 5 years (2019 – 2024), VSSM has established 10 different attached associations which have been based in different cities and provinces of Vietnam and jointed with different medical specialties, including Hanoi Association of Sleep Medicine, Northern Coast Region of Sleep Medicine, Thai Binh Association of Sleep Medicine, Center Region of Sleep Medicine, HCM City Association of Sleep Medicine, Mekong River Association of Sleep Medicine, Vietnam Association of Insomnia, Vietnam Association of Snoring and Sleep Apnea, Vietnam Jointed Association of Immuno-allergology and Sleep Medicine and Vietnam Jointed Association of Traditional Medicine and Sleep Medicine. From April to the end of 2024, there are 6 jointed associations will build-up, including Vietnam Jointed Association of Nursing and Sleep Medicine, Vietnam Jointed Association of Biomedicine and Sleep Medicine, Vietnam Jointed Association of Meditation and Sleep Medicine, Vietnam Jointed Association of Sound Therapy and Sleep Medicine, Vietnam Jointed Association of Respiratory Diseases and Sleep Medicine, Vietnam Jointed Association of Cardiology and Sleep Medicine.

Activity: In 2024, the Slogan of WSS is “Sleep Equity for Global Health” has a very important meaning for healthcare workers and health political makers to assure the sleep health for individual life and global community. To promote “Sleep equity” by making the equal opportunity to everyone for having the equal amount and quality of sleep and the physical and mental well-being, Vietnam Society of Sleep Medicine has organized a large scale of activities since the beginning of the year of 2024:
1- The national program of early diagnosis of Obstructive Sleep Apnea (OSA) in healthcare workers. In this project: 2,000 participants were enrolled by answering the screening questionnaires and 800 of them had the “Through-Drive Polygraphy at Night”. They had learn about using the polygraphy (Apnea Link Air – PSG Level 3) for doing the polygraphy at night by them-self at home.
2- The continuous training of healthcare workers and physicians within the basic knowledge of sleep medicine such as insomnia, OSA, and sleep hygiene. VSSM has also promoted the WSS slogan “Sleep Equity for Global Health” in different national medical conferences and congress.
3- The Leaders of VSSM and its members had introduced sleep medicine to the medical university for teaching post graduation physicians. Some national universities have had the opportunity to share with their student about sleep science and knowledge via the expert talk shows.
4- VSSM has submitted the request to the Vietnamese government (Vice-Primer Minister in Charge and Minister of Health) for having “Vietnam Sleep Day” in the middle of March each year.
5- Jointing with other structures to organize the conferences on “The role of sleep medicine in sport” and “Sleep Medicine in Primary Care”.

Location: HoChiMinh city, Mekong River Region, Lam Dong province, Hanoi, Hai Phong city, Quang Ninh city, Da Nang city, Dalat city, Lao Cai province

Date of Activity: 05 February 2024; 28 February 2024; 15 March 2024; 22 March 2024; 25 March 2024; 29 March 2024; 31 March 2024

Submitted by: Pr. Sy Duong-Quy

 

--------------
Tác giả: TS. Nguyễn Duy Thái (nguồn: https://worldsleepday.org)
Trưởng VPĐD Hội Y học giấc ngủ khu vực phía Bắc tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch Liên Chi hội Y học cổ truyền - Y học giác ngủ Việt Nam

 

Tác giả: GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ

Khoa Dị ứng Miễn dịch Trung tâm Bệnh viện Hershey, ĐHYK Penn State - USA.

Trung tâm Nghiên cứu Y sinh - Trường CĐYT Lâm Đồng. Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam.   

1. Những yếu tố kích hoạt cơn cấp phù mạch di truyền

- Các cơn sưng phù cấp trong phù mạch di truyền (HAE) có thể xảy ra thường xuyên trong suốt cuộc đời người bệnh, đôi khi không tìm ra tác nhân kích hoạt cơn HAE cấp. Thông thường, cơn cấp HAE có thể được thúc đẩy bởi chấn thương, nhiễm virus, stress, các thủ thuật y khoa và nha khoa, bao gồm phẫu thuật và nhổ răng, thay đổi nội tiết tố, thuốc và chất gây dị ứng, hoạt động thể chất.

- Các triệu chứng cơn cấp tính của HAE bao gồm các vùng da niêm bị sưng phù, có thể phù nề nhẹ hoặc sưng phồng lên. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo từng người hoặc thậm chí tùy theo từng đợt tấn công ở cùng một người và có thể bao gồm các triệu chứng không sưng phù gây khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm.

- Do vậy trong điều trị cơn cấp HAE cần phải xác định các yếu tố khởi phát, tùy theo từng người bệnh sẽ có cách dự phòng và điều trị phòng ngừa ngắn hạn và dài hạn bằng thuốc.

- Trong đa số trường hợp, tình trạng sưng phù cấp trong cơn HAE nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn mửa và đau bụng dữ dội. Một số người bệnh có thể bị sưng phù vùng miệng và hầu họng, gây khó nuốt, khó nói và khó thở. Các dấu hiệu về hô hấp có thể nhanh chóng trở thành trường hợp cấp cứu đe dọa tính mạng và cần được điều trị chuyên biệt ngay lập tức.

2. Các yếu tố khởi phát cơn phù mạch di truyền cấp tính:

2.1. Các chất gây dị ứng

Dị ứng với các loại thực phẩm thông thường hoặc các yếu tố dị ứng nguyên từ môi trường có thể gây ra các cơn cấp HAE. Các loại thực phẩm khởi phát cơn phù mạch cấp có thể bao gồm sữa, táo, dứa, hành tây, tỏi, cá, trái cây họ cam quýt, dâu tây và phô mai. Đặc biệt triệu chứng của các đợt cấp HAE khởi phát do dị ứng nguyên gần giống với các loại phản ứng dị ứng khác.

2.2. Hoạt động thể chất

Thực hiện các hoạt động thể chất lặp đi lặp lại gây áp lực lên một bộ phận cơ thể trong thời gian dài có thể gây ra các cơn phù mạch cấp ở những người bị HAE. Ví dụ cầm vợt chơi tennis, chơi cầu lông – bóng bàn, đánh máy hoặc giữ chặt một dụng cụ cầm tay trong thời gian dài.

2.3. Sang chấn thể chất

Chấn thương thực thể, kể cả do phẫu thuật hoặc tai nạn, có thể gây ra cơn cấp HAE ở vùng bị ảnh hưởng trên cơ thể.

2.4. Bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây ra các đợt cấp HAE ở trẻ em và người lớn. Do vậy cần khuyên người bệnh hạn chế tiếp xúc với nhiễm siêu vi và chủng ngừa các loại vắc-xin được khuyến nghị.

2.5. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nồng độ hormone như nội tiết tố nữ cũng có thể gây ra các cơn phù mạch di truyền cấp tính. Ngoài ra, tuổi dậy thì có thể khiến các triệu chứng HAE trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, đặc biệt đối với các bé gái; sự biến đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, mang thai và cho con bú có thể dẫn đến các cơn cấp HAE xảy ra thường xuyên hơn. Do vậy, phụ nữ mang thai nên được theo dõi bởi chuyên gia HAE, ngoài bác sĩ sản phụ khoa; việc quản lý tốt tình trạng bệnh sẽ giúp phụ nữ sẽ mang thai và sinh nở thành công.

2.6. Do thuốc

- Thuốc tránh thai chứa nội tiết tố nữ tổng hợp có thể gây ra các cơn đau do phù mạch cấp tính ở người nữ bị HAE.

- Thuốc điều trị tăng huyết áp có chứa chất ức chế men chuyển (ACE) có thể làm tăng tần suất hoặc khởi đầu đầu các cơn HAE và nên tránh sử dụng.

2.7. Căng thẳng tâm lý và rối loạn cảm xúc

Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, các vấn đề mâu thuẫn trong gia đình có thể là một số nguyên nhân gây căng thẳng (stress) về mặt cảm xúc cũng sẽ là yếu tố khởi phát cơn cấp HAE. Do vậy, stress có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị HAE.

2.8. Phẫu thuật can thiệp vùng hầu họng

Các thủ thuật xâm lấn ở vùng miệng ở người bị HAE, như là phẫu thuật hoặc chỉnh hình nha khoa, phẫu thuật tai mũi họng có thể gây sưng tấy tại vị trí phẫu thuật, thường là trong vòng 48 giờ trong và sau khi can thiệp. Ví dụ, nhổ răng ở người bị HAE cũng có thể gây sưng tấy ở vùng miệng trong hơn một phần ba số người mắc HAE nếu không được điều trị phòng ngừa trước khi thực hiện thủ thuật.

3. Những điều cần lưu ý để phòng tránh những cơn HAE cấp tính

- Người bị HAE cần ghi lại nhật ký mô tả các đợt cấp (triệu chứng, yếu tố khởi phát) và các nguyên nhân có thể xảy ra có thể giúp xác định các nguyên nhân tiềm ẩn. Ghi nhận mức độ nghiêm trọng của cơn cấp HAE, nguyên nhân có thể, phương pháp điều trị và đáp ứng với điều trị.

- Cần bảo đảm chăm sóc nha khoa tốt để giảm nhu cầu phẫu thuật nha khoa; trao đổi với bác sĩ phẫu thuật hoặc nha sĩ trước bất kỳ thủ thuật nào về việc điều trị dự phòng ngắn hạn.

- Tiêm phòng cúm để giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và thực hành phòng chống nhiễm khuẩn tốt để tránh nhiễm trùng, chẳng hạn như rửa tay và đeo khẩu trang khi cần.

- Phụ nữ nên tránh dùng thuốc tránh thai đường uống có chứa estrogen và liệu pháp thay thế hormone estrogen. Thay vào đó, nên dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố bằng thuốc chỉ chứa progesterone.

- Thực hiện chế độ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh không bao gồm các chất gây dị ứng đã biết.

- Thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, không đối kháng và va chạm với người khác hoặc sử dụng thiết bị thể thao có thể dẫn đến chấn thương cơ thể như tạo vết bầm hoặc các nếp gấp.

- Đặc biệt cần phải ngủ đủ giấc, vệ sinh giấc ngủ tốt để điều hòa các đáp ứng dị ứng quá mức của người bệnh HAE; phối hợp thực hành thiền, thở sâu và các bài tập chánh niệm và thư giãn khác để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe giấc ngủ.

- Đối với trẻ bị HAE:

Khuyên bố mẹ cho trẻ em tiêm tất cả các loại vắc xin được khuyến nghị cho trẻ em, được coi là an toàn cho những người mắc bệnh HAE; hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách, chẳng hạn như rửa tay; lập kế hoạch hành động trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khi trẻ lên cơn cấp HAE; mang theo thuốc điều trị cấp cứu cơn HAE cấp theo yêu cầu và biết cách sử dụng; cho trẻ đeo thẻ bệnh và có ghi rõ các yếu tố khởi phát, triệu chứng HAE cấp và xử trí các cơn HAE cấp; cung cấp hướng dẫn bằng văn bản cho những người chăm sóc trẻ em, chẳng hạn như tại nhà trẻ và trường học, về cách tránh các tác nhân gây ra cơn HAE và kiểm soát các triệu chứng./.

 “Trân trọng cảm ơn Công ty Takeda đã hỗ trợ cho VSSM trong việc viết và đăng bài”.

 

 

Tác giả: GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ

Khoa Dị ứng Miễn dịch Trung tâm Bệnh viện Hershey, ĐHYK Penn State - USA.

Trung tâm Nghiên cứu Y sinh - Trường CĐYT Lâm Đồng. Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam. 

 1. Bệnh phù mạch di truyền là gì?

- Phù mạch di truyền, hay viết tắt tiếng Anh là HAE (Hereditary Angioedema), là một tình trạng bệnh lý di truyền rất hiếm gặp và có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh do liên quan đến các đợt phù nề cấp nghiêm trọng (phù mạch) tái phát ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm tay, chân, bộ phận sinh dục, mặt hoặc vùng cổ họng và nội tạng như dạ dày, ruột. Đặc biệt phù nề ở đường hô hấp có thể gây suy hô hấp và tử vong. Các cơn HAE cấp tính có thể được kích hoạt bởi chấn thương thể chất hoặc căng thẳng về cảm xúc; tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn phù mạch cấp tính của bệnh HAE có thể xảy ra mà không rõ nguyên nhân.

- Theo ước tính, tại Việt Nam, có khoảng 10.000 người bị HAE chưa được chẩn đoán và điều trị. Bởi vì HAE là bệnh rất hiếm gặp nên có thể mất nhiều năm mới được chẩn đoán xác định sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Các triệu chứng của HAE thường xuất hiện sớm, thường gặp nhất là ở độ tuổi 13 – 15 tuổi và có thể tăng mức độ nghiêm trọng sau tuổi dậy thì.

2. Bệnh phù mạch di truyền là bệnh lý rất nguy hiểm

- Khi không được điều trị dự phòng hoặc điều trị đợt cấp, cơn phù mạch do HAE thường kéo dài trong vài ngày, đôi khi còn lâu hơn; thậm chí nhiều người bị HAE phải trải qua nhiều cơn sưng phù các bộ phận và các cơ quan nội tạng mỗi tháng; cần lưu ý là phù nề ở đường hô hấp có thể gây suy hô hấp và tử vong trong đợt cấp HAE (Hình 1).

- Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn HAE cấp tính khác nhau đáng kể giữa các cá nhân, thậm chí giữa các thành viên gia đình bị ảnh hưởng. Điều này do bới những người mắc HAE đều có khiếm khuyết di truyền gây ra sự thiếu hụt protein huyết tương có tên là chất ức chế chất bổ thể C1 (C1-INH). HAE cũng được thấy ở những người trong cùng gia đình có mức chất ức chế C1 bình thường, tuy nhiên lại có sự khiếm khuyết di truyền ở các gen khác gây ra chứng phù mạch do giảm chức năng C1-INH.

- HAE là bệnh rất nguy hiểm vì trong những đợt cấp của HAE, phù thanh quản gây khó thở và suy hô hấp cấp gặp trong 0,9% trường hợp và khoảng 50% trường hợp người bị HAE có phù thanh quản trong cuộc đời của mình; thậm chí phù thanh quản đe dọa tử vong có thể là triệu chứng đầu tiên của HAE. Khoảng 50% người bệnh có nguy cơ tử vong khi có biểu hiện phù nề vùng mặt và hầu họng.


Hình 1. Hình ảnh bình thường trước khi xảy ra cơn HAE và trong cơn cấp.

3.    Những điều cần lưu ý cho cộng đồng khi có người nhà bị HAE

3.1. Cần phát hiện sớm người trong gia đình có dấu hiệu nghi ngờ bị HAE

- Nghi ngờ người thân trong gia đình bị HAE khi có những dấu hiệu gợi ý như sau: thường xuyên bị sưng tấy ở tay, chân, bộ phận sinh dục, dạ dày, mặt hoặc vùng cổ họng gây cảm giác khó thở, khó nói, nuốt khó và triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày.

- Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn có thể khác nhau đáng kể ở những người bị HAE, ngay cả những người trong cùng một gia đình cũng có những dấu hiệu khác nhau.

- Cần lưu ý là khoảng 25% số người trong gia đình bị HAE có thể bị phát ban đỏ phẳng, không ngứa, thường xảy ra trước hoặc trong khi bị cơn HAE kịch phát.

3.2. Cần đưa người nhà có dấu hiệu nghi ngờ bị HAE khám chuyên khoa

- Việc chẩn đoán xác định HAE phải được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên sâu để làm các xét nghiệm  chuyên biệt giúp chẩn đoán xác định.

- Vì một số trường hợp phù mạch hoặc sưng tấy không phải là do thiếu hụt chức năng hoặc chất ức chế C1-INH mà do bởi các nguyên nhân khác.

- Tuy nhiên trong một số trường hợp, ngay cả khi các triệu chứng gợi ý, những người bị HAE vẫn không được chẩn đoán trong nhiều năm: đau bụng thường xuyên và dữ dội có thể dễ dàng bị chẩn đoán sai, thậm chí đôi khi dẫn đến phẫu thuật thăm dò không cần thiết.

- Chẩn đoán đúng bệnh HAE là rất quan trọng để điều trị và quản lý HAE thành công. Cần phải xét nghiệm máu hoặc phân tích di truyền trong các phòng lab chuyên biệt để xác định chẩn đoán HAE. Có ba xét nghiệm máu cụ thể được sử dụng để xác nhận phù mạch di truyền loại I hoặc II:

+ Định lượng chất ức chế C1-INH (kháng nguyên);

+ Đánh giá chức năng ức chế C1-INH;

+ Định lượng bổ thể C4

- Xét nghiệm di truyền trong HAE có vai trò quan trọng trong phát hiện những khiếm khuyết di truyền liên quan đến sự thiếu hụt C1-INH hoặc sự suy giảm về chức năng.

“Trân trọng cảm ơn Công ty Takeda đã hỗ trợ cho việc viết và đăng bài” 

Tác giả: GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ

Khoa Dị ứng Miễn dịch Trung tâm Bệnh viện Hershey, ĐHYK Penn State - USA.

Trung tâm Nghiên cứu Y sinh - Trường CĐYT Lâm Đồng. Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam.

1.     Ý nghĩa của việc điều trị dự phòng trong phù mạch di truyền

 - Phù mạch di truyền (HAE) là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi các đợt phù nề cấp tính ở da và dưới niêm mạc ngoại vi hoặc nội tạng. Phù mạch ở tứ chi và đau bụng là những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh. HAE cũng có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và có khả năng đe dọa tính mạng do suy hô hấp cấp (Hình 1). 

 

Hình 1. Hình ảnh lúc bình thường và lúc bị cơn HAE cấp tính.

- Hai nguyên nhân phổ biến nhất của HAE là thiếu chất ức chế bổ thể C1 (được phân loại là HAE loại 1) hoặc rối loạn chức năng của chất ức chế bổ thể C1 (HAE loại 2). Sự khiếm khuyết hoặc thiếu hụt chất ức chế bổ thể C1 dẫn đến kallikrein trong huyết tương bị kích hoạt quá mức (đây là một peptide vận mạch gây viêm), làm tăng bradykinin, làm trung gian cho các đợt phù mạch ở bệnh nhân mắc HAE.

- Điều trị dự phòng lâu dài là một trong những mục tiêu điều trị HAE. Ngăn chặn các đợt cấp tính có thể làm giảm các biến chứng của đợt cấp tính nhưng cũng cho phép bệnh nhân có một cuộc sống bình thường. Do vậy, để giảm thiểu những triệu chứng bất lợi của bệnh lý này và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, việc điều trị dự phòng cơn HAE cấp tính là rất cần thiết.

2.Các phương pháp điều trị dự phòng trong phù mạch di truyền

- Những bệnh nhân bị HAE cho biết rằng cảm thấy rất khó chịu, đau đớn và chất lượng cuộc sống (QoL) của họ bị giảm sút đáng kể do các cơn tái phát và tình trạng tâm lý căng thẳng khi dự đoán một đợt tấn công khác. Do vậy, nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được sử dụng nhằm giảm gánh nặng bệnh tật ở những bệnh nhân HAE.

- Các hướng dẫn lâm sàng khuyến nghị sử dụng ức chế bổ thể C1-INH, thuốc lanadelumab và berotralstat có nguồn gốc từ huyết tương như là liệu pháp đầu tiên trong điều trị dự phòng lâu dài đối với HAE týp 1 và 2.

- Các loại thuốc dự phòng khác thường được sử dụng rộng rãi hơn bao gồm danazol; đây là một liệu pháp androgen nên bị chống chỉ định ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Phương pháp điều trị này có tác dụng phụ dẫn đến việc phải ngừng điều trị do các tác dụng phụ đáng kể như nhiễm độc gan, tăng huyết áp, tăng lipid máu và nam hóa.

- Trong nỗ lực điều chế một loại thuốc có sinh khả dụng qua đường uống và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HAE, một liệu pháp điều trị mới đã được phát triển. Đây là trường hợp của các loại thuốc phân tử nhỏ như berotralstat (trước đây gọi là BCX7352), một phân tử tổng hợp nhỏ có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp bradykinin bằng cách ngăn chặn hoạt động của kallikrein trong huyết tương. Phương pháp điều trị này được dùng bằng đường uống mỗi ngày một lần.

3. Thời gian và phương pháp điều trị dự phòng phù mạch di truyền hiệu quả

- Các hướng dẫn lâm sàng về điều trị dự phòng lâu dài ở bệnh HAE khuyến cáo dùng thuốc ức chế C1-INH, lanadelumab và berotralstat có nguồn gốc từ huyết tương là thuốc hàng đầu.

- Liệu pháp thay thế C1-INH đã được sử dụng để điều trị các cơn HAE cấp tính nhưng cũng có thể được sử dụng như một biện pháp điều trị điều trị dự phòng. Trong các cơn cấp tính, thuốc được tiêm tĩnh mạch với khả năng dung nạp cao, giúp giảm các triệu chứng của bệnh nhân. Điều trị sớm bằng thuốc này mang lại kết quả tốt hơn, giảm thời gian và triệu chứng của cơn bệnh.

- Thuốc ức chế C1-INH cũng đã được sử dụng như một loại thuốc chính để dự phòng các đợt tấn công HAE, với liều tiêm dưới da hai lần mỗi tuần.

- Mới đây hơn, một kháng thể đơn dòng hoàn toàn của người đối với kallikrein trong huyết tương là lanadelumab, đã được phê duyệt để điều trị dự phòng với thời gian tác dụng dài hơn đáng kể, cho phép dùng thuốc mỗi 2-4 tuần.

- Berotralstat là thuốc duy nhất dùng đường uống để điều trị dự phòng thường quy HAE. Thuốc này hoạt động bằng cách liên kết với kallikrein và làm giảm hoạt động trong huyết tương của nó, làm giảm nồng độ bradykinin. Các nghiên cứu nhãn mở đã chứng minh tính hiệu quả của liều berotralstat 150 mg duy nhất hàng ngày trong việc ngăn ngừa các đợt HAE.

Tóm lại, những bệnh nhân bị HAE phải chịu gánh nặng bởi các đợt cấp tái phát của bệnh. Vì vậy, việc điều trị dự phòng là rất cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thuốc ức chế C1-INH có nguồn gốc từ huyết tương, thuốc lanadelumab và berotralstat là ba loại thuốc được chỉ định là liệu pháp đầu tay để điều trị dự phòng lâu dài. Ba loại thuốc này được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các cơn cấp tính HAE. Các tác dụng phụ được báo cáo dường như chỉ giới hạn ở mức độ nhẹ trên đường tiêu hóa và cải thiện khi tiếp tục điều trị. Do vậy, việc chỉ định điều trị dự phòng cho những bệnh nhân HAE cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa./.

“Trân trọng cảm ơn Công ty Takeda đã hỗ trợ cho việc viết và đăng bài”

 

 

 

 

(LĐ online) - Sáng 7/5, tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Hội nghị Thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam lần thứ 3 có chủ đề: “Giấc ngủ tốt giúp vượt qua bệnh tật” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu trong cả nước.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị Thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam lần thứ 3 tại TP Đà Lạt
Các đại biểu tham dự hội nghị Thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam lần thứ 3 tại TP Đà Lạt
Phát biểu khai mạc, GS-TSKH Dương Quý Sỹ - Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam cho biết: Mô hình bệnh tật có xu hướng thay đổi với tỷ lệ các bệnh lý về giấc ngủ ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Kể từ khi thành lập Hội từ tháng 1/2020 đến nay, Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc sức khỏe của Nhân dân trong lĩnh vực y học giấc ngủ thông qua việc chẩn đoán và điều trị người bệnh rối loạn giấc ngủ, đào tạo cơ bản và nâng cao kiến thức chuyên ngành y học giấc ngủ cho cán bộ y tế và thực hiện việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe về y học giấc ngủ cho cộng đồng. Hội nghị Thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam lần thứ III với nội dung phong phú và chuyên sâu của hơn 50 bài báo cáo tại Hội nghị của các báo cáo viên Việt Nam (trực tiếp) và quốc tế (trực tuyến), góp phần chia sẻ kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng, cập nhật mới phác đồ chẩn đoán, điều trị và quản lý tốt bệnh nhân mắc các rối loạn về giấc ngủ, đặc biệt là bệnh lý giấc ngủ trong các bệnh lý nội tiết, tim mạch, hô hấp, thần kinh, tâm thần, tai mũi họng, răng hàm mặt, lão khoa và nhi khoa, dinh dưỡng, chuyển hóa và ung thư... Đồng thời, cùng với những chủ đề báo cáo ứng dụng các kỹ thuật đa ký giấc ngủ mới với chi phí thấp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe giấc ngủ cho cộng đồng, đặc biệt là cho người bị khuyết tật bẩm sinh, trẻ tự kỷ, phụ nữ có thai, người bị di chứng hậu Covid-19... 
 
GSTS Lê Gia Vinh - Tổng hội Y học Việt Nam, phát biểu chúc mừng hội nghị
GSTS Lê Gia Vinh - Tổng hội Y học Việt Nam, phát biểu chúc mừng hội nghị
 
Thay mặt Tổng hội Y học Việt Nam, GSTS Lê Gia Vinh phát biểu chúc mừng hội nghị và khẳng định Y học giấc ngủ là một ngành khoa học đa ngành, rất nhiều các chuyên ngành nghiên cứu liên quan đến y học giấc ngủ. Mặc dù là chuyên ngành và là Hội non trẻ trong số 60 Hội Y học trong nước, nhưng Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam đã có nhiều thành tích ban đầu đáng khích lệ, quy tụ nhiều hội viên trong các chuyên ngành và duy trì, thành lập các Chi hội chuyên sâu phát triển mạng lưới không ngừng lớn mạnh trong cả nước. Đặc biệt, Hội Y học Giấc ngũ Việt Nam đã có mã số đào tạo D86 được Bộ Y tế cấp vào tháng 4/2022, khẳng định một lĩnh vực y học quan trọng. Hội nghị lần ngày đề cập nhiều vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực giấc ngủ, đặc biệt là thuốc điều trị mất ngủ. 
 
Hội nghị đã thông qua báo cáo hoạt động của Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam năm 2021 và khen thưởng 35 cá nhân có thành tích đóng góp xuất sắc trong các hoạt động của Hội. Đồng thời, công bố quyết định thành lập 2 liên chi hội trực thuộc Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam và GS-TSKH Dương Quý Sỹ -Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam đã trao tặng các thiết bị y tế là máy đo đa ký giấc ngủ cho các đơn vị từ nguồn kinh phí của cá nhân. 
 
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (7-8/5) với 2 phiên khoa học toàn thể và các hội nghị vệ tinh theo chủ đề: Rối loạn giấc ngủ và COPD – Hen phế quản; rối loạn giấc ngủ và bệnh lý thần kinh và rối loạn cận giấc ngủ; rối loạn giấc ngủ và các điều trị Tai mũi họng - Răng hàm mặt -Giảm cân; mất ngủ; rối loạn giấc ngủ và các bệnh lý hô hấp ngoài Hen – COPD: Xơ phổi, tăng áp phổi; rối loạn giấc ngủ trong y học gia đình; rối loạn giấc ngủ và bệnh lý miễn dịch – dị ứng; ngưng thở khi ngủ; rối loạn giấc ngủ và bệnh tim mạch – Chuyển hóa; rối loạn giấc ngủ nhi khoa; Liên đoàn Giấc ngủ ASEAN  (trực tuyến).
 

 

Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam trao tặng Bằng khen cho 35 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Hội năm 2021
Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam trao tặng Bằng khen cho 35 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Hội năm 2021

 

Ban Tổ chức trao Chứng nhận cho các nhà tài trợ để Hội nghị Thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam Lần thứ III diễn ra thành công tốt đẹp
Ban Tổ chức trao Chứng nhận cho các nhà tài trợ để Hội nghị Thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam Lần thứ III diễn ra thành công tốt đẹp
 
 
Theo AN NHIÊN
http://baolamdong.vn/

 

 

 

Thời gian: 11h00 – 12h00 trưa ngày 26/6/2021, trực tuyến trên nền tảng Docquity
Các bước để tải ứng dụng và được xác minh vào cộng đồng bác sĩ trên Docquity:

1. Tải app Doquity trên điện thoại:
• Trên App Store: https://apps.apple.com/us/app/docquity/id1048947290
• Trên Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.virinchi.mychat
2. Chọn ngôn ngữ tiếng Việt.
3. Chọn nước, nhập số điện thoại đăng ký và yêu cầu mật khẩu dùng một lần
4. Nhập OTP mặc định 4567
5. Nhập mã mời "VSSM" – đây là BƯỚC BẮT BUỘC
Nếu không nhập mã mời này, sẽ không tham được hội thảo
6. Nhập thông tin cá nhân
7. Đính kèm chứng chỉ, mã số hành nghề (có thể bỏ qua bước này)