GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam tham gia báo cáo chuyên đề "Xơ phổi trong Xơ cứng bì: Từ cơ chế sinh bệnh đến điều trị - Cập nhật 2023" tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM ngày 20/8/2023

Xơ phổi trong bệnh xơ cứng bì là một bệnh lý phức tạp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh xơ cứng bì được biết đến là bệnh tự miễn với các triệu chứng lâm sàng đa dạng như tổn thương mạch máu, hội chứng Raynaud, rối loạn tự miễn, xơ hóa da-cơ quan nội tạng. Đây là kết quả của phản ứng viêm và quá trình sẹo hoá-xơ hóa tổn thương mô bên trong phổi, dẫn đến sự tích tụ collagen và các thành phần xơ hóa khác làm hạn chế của khả năng trao đổi không khí của phổi.

Để đối phó với bệnh xơ cứng bì, việc hiểu rõ cơ chế sinh bệnh là rất quan trọng. Điều này giúp các bác sĩ, chuyên gia y tế phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Hiện nay, dù không có phương pháp điều trị nào có thể khỏi hoàn toàn bệnh xơ cứng bì, nhưng điều trị sớm và quản lý thích hợp có thể giảm triệu chứng và chậm tiến trình bệnh. Các liệu pháp bao gồm việc sử dụng thuốc giảm viêm, tác động lên hệ miễn dịch, và hỗ trợ các phương pháp thở để duy trì chức năng hô hấp.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam báo cáo tham luận tại Hội nghị

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam báo cáo tham luận tại Hội nghị

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu, chuyên gia y tế tại Hội nghị

-------------------------------------
Tác giả: TS. Nguyễn Duy Thái
Phó chủ tịch Liên Chi hội Y học cổ truyền - Y học Giấc ngủ Việt Nam

 Nhấn vào liên kết này hoặc quét mã QR bên dưới để tải báo cáo tham luận

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam tham gia báo cáo chuyên đề "Quản lý COPD và bệnh đồng mắc" tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM ngày 20/8/2023

Quản lý hiệu quả các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân COPD đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống sót cho những người bị mắc phải cả hai tình trạng. Bệnh nhân COPD thường đối mặt với những thách thức lớn từ việc vừa phải chiến đấu với tình trạng hô hấp khó khăn, viêm nhiễm phổi và giảm chức năng phổi, vừa phải đối mặt với các bệnh đồng mắc như bệnh tim mạch, tiểu đường và tăng huyết áp. Sự kết hợp của các tình trạng này có thể gia tăng nguy cơ nhập viện thường xuyên, gia tăng tình trạng suy kiệt và giảm sức kháng của cơ thể.

Vì vậy, quản lý chặt chẽ các bệnh đồng mắc không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của từng bệnh mà còn đảm bảo rằng liệu pháp và điều trị không tương phản hoặc gây xung đột với nhau. Điều này không chỉ tối ưu hóa quá trình chăm sóc y tế, giảm nguy cơ tử vong do các biến chứng không mong muốn mà còn giúp bệnh nhân duy trì một lối sống tích cực và khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, hiểu rõ về tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân cũng giúp các bác sĩ, chuyên gia y tế  có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đưa ra các quyết định chính xác hơn về liệu pháp và điều trị phù hợp.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch VSSM chụp ảnh lưu niệm cùng TS. BS Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa Thăm dò Chức năng hô hấp, BV. Đại học Y Dược TP. HCM, Tổng Thư ký VSSM

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch VSSM chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu, chuyên gia y tế tham dự Hội nghị

-------------------------------------
 Tác giả: TS. Nguyễn Duy Thái
Phó chủ tịch Liên Chi hội Y học cổ truyền - Y học Giấc ngủ Việt Nam

Nhấn vào liên kết này hoặc quét mã QR bên dưới để tải báo cáo tham luận

 

 

 

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam
tham gia báo cáo khoa học tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. HCM

Các triệu chứng lâm sàng của trẻ bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA: obstructive sleep apnea) rất đa dạng và phức tạp. Có nhiều bảng câu hỏi chuẩn đã được sử dụng để sàng lọc trẻ bị OSA. Tuy nhiên, các hướng dẫn điều trị hiện tại khuyến cáo rằng các bác sĩ nhi khoa nên hỏi về thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ, cũng như triệu chứng ngáy ở trẻ nghi ngờ bị OSA. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của trẻ nên bao gồm các vấn đề như số lần thức giấc, tư thế ngủ bất thường và giấc ngủ bị gián đoạn với các cử động bất thường. Điều quan trọng là phải thông tin cho cha mẹ trẻ về các triệu chứng giấc ngủ liên quan đến OSA vì họ có thể không coi các vấn đề này là bất thường hoặc có hại cho sức khỏe của trẻ.

Trên lâm sàng, OSA ở trẻ em thường biểu hiện khác với OSA ở người lớn. Cha mẹ của trẻ có thể phát hiện OSA ở trẻ khi ngáy, thở bằng miệng, cơn ngưng thở ngắn khi ngủ, thức giấc giữa đêm, đái dầm hoặc đổ mồ hôi trộm. Trẻ bị OSA thường bị gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến các hành vi ban ngày như tăng động giảm chú ý, cáu kỉnh, hung hăng, ngủ gật trong lớp, khả năng nhớ bài giảm, kết quả học tập sa sút. Cha mẹ của trẻ nên lưu ý đến các triệu chứng ban ngày của con mình và đưa trẻ đi khám chuyên khoa y học giấc ngủ để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm bảo đảm cho trẻ phát triển tố về thể chất và trí não.

TS.BS. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 báo cáo chủ đề OSA ở trẻ em bị Hen

TS.BS. Lê Khắc Bảo Phó Chủ tịch VSSM, Chủ tịch Chi hội Y học giấc ngủ TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị OSA tại Trung tâm Phổi Việt

TS.BS. Nguyễn Như Vinh, Tổng Thư ký VSSM, Chủ tịch Liên Chi hội Ngủ ngáy - Ngưng thở khi ngủ chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi đồng 1

ThS. BS Nguyễn Hữu Hoàng, Phó Tổng Thư ký VSSM, Phó Chủ tịch Chi hội Y học giấc ngủ TP. HCM, Chuyên gia tại Trung tâm Phổi Việt chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi đồng 1

TS.BS. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 tặng bức tranh lưu niệm "Sleeping Baby" cho GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia, đại biểu cán bộ y tế tham gia Hội thảo.

 

--------------------------------------

Tác giả: TS. Nguyễn Duy Thái
Phó chủ tịch Liên Chi hội Y học cổ truyền - Y học Giấc ngủ Việt Nam

Nhấn vào liên kết này hoặc quét mã QR bên dưới để tải báo cáo tham luận

  

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam
tham gia báo cáo khoa học và làm Chủ tọa tại Hội nghị khoa học  Sinh lý học toàn quốc lần thứ XVI ngày 12/08/2023 tại TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 

 Giấc ngủ là một quá trình rất phức tạp bao gồm nhiều cơ chế và không đơn thuần là chỉ nhắm mắt và đi vào giấc mơ. Về cơ bản, khi ngủ, bộ não đang ở trạng thái nghỉ ngơi và cơ thể tạo ra trạng thái vô thức tích cực, chủ yếu phản ứng với các kích thích bên trong. Chức năng chính xác của giấc ngủ cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các lý thuyết trước đây được đưa ra bao gồm lý thuyết không hoạt động, lý thuyết bảo tồn năng lượng, lý thuyết phục hồi và lý thuyết về tính khả biến của não là một số lý thuyết nổi tiếng đã nghiên cứu về não bộ và cố gắng giải thích lý do tại sao cơ thể sống cần phải ngủ.

Thật vậy, lý thuyết về sự không hoạt động dựa trên ý tưởng về áp lực tiến hóa, theo đó những sinh vật không hoạt động vào ban đêm có nguy cơ tử vong do bị săn mồi hoặc thương tích trong bóng tối thấp hơn, tạo ra lợi thế về mặt tiến hóa và sinh sản. Tuy nhiên, theo lý thuyết bảo tồn năng lượng cho rằng mục đích chính của giấc ngủ là giảm nhu cầu năng lượng của mỗi cá thể đã tiêu hao trong suốt cả ngày. Xu hướng tự nhiên của cơ thể là giảm quá trình trao đổi chất trong khi ngủ đã củng cố lý thuyết này. Lý thuyết phục hồi cho rằng giấc ngủ cho phép cơ thể bổ sung và sửa chữa các yếu tố tế bào cần thiết cho các quá trình sinh học bị cạn kiệt trong một ngày phải luôn ở trạng thái thức. Điều này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm sửa chữa cơ bắp, phát triển mô tế bào, tổng hợp protein và giải phóng nhiều hormone quan trọng cho sự phát triển, diễn ra chủ yếu trong khi ngủ. Tuy nhiên, lý thuyết về tính linh hoạt của não nhấn mạnh đế việc giấc ngủ rất cần thiết cho sự phát triển và tổ chức lại cấu trúc và chức năng của não. Do vậy, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh cần ngủ hơn mười tiếng mỗi ngày.

 Đối với sinh lý con người, giấc ngủ là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn ngủ với chuyển động mắt không nhanh (NREM) và giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) thường được sử dụng để phân loại quá trình này, xảy ra trong 4-5 chu kỳ mỗi đêm. Chu kỳ giấc ngủ NREM gồm ba giai đoạn tượng trưng cho khoảng thời gian giữa tỉnh táo, buồn ngủ và ngủ sâu. Chuyển động mắt nhanh, không đều trong giấc ngủ REM đi kèm với mất trương lực cơ tự chủ. Thông qua việc sử dụng đa ký giấc ngủ, một thăm dò đa phương thức giúp đánh giá sóng điện não, cùng với các hoạt động của mắt và vận động, các giai đoạn của giấc ngủ và các rối loạn liên quan được chẩn đoán. Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là những rối loạn không liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, trong khi rối loạn giấc ngủ thứ phát có thể do các bệnh lý nền hoặc do một số loại thuốc gây ra.

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam nhận chứng nhận Báo cáo viên và Chủ tọa tại Hội nghị khoa học  Sinh lý học toàn quốc lần thứ XVI ngày 12/08/2023 tại TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 

 

---------------------------------------------------

Tác giả: TS. Nguyễn Duy Thái
Phó chủ tịch Liên Chi hội Y học cổ truyền - Y học Giấc ngủ Việt Nam

Nhấn vào liên kết này hoặc quét mã QR bên dưới để tải báo cáo tham luận.

 

 

 

Attachments:
Download this file (Sinh lý giấc ngủ_GS. DQS.pdf)Sinh lý giấc ngủ

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký hội viên để download file

Dưới đây là các bài Báo cáo Khoa học được các Báo cáo viên trên toàn quốc tham gia báo cáo tại Hội Nghị thường niên Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam  - Lần thứ 2. Quý anh/chị Hội viên vui lòng Dowload tại đây.

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký hội viên để download file

Đây là bài nghiên cứu của BS. Kara Dupuy-McCauley và BS. Lauren Tobias đăng trên: Mạng lưới Y học Giấc ngủ. Xuất bản: 03/3/2021

Người dịch: GS.TSKH. Dương Quý Sỹ

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký hội viên để download file

Đây là tài liệu được trình chiếu trong HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THỨ NHẤT HỘI Y HỌC GIẤC NGỦ VIỆT NAM tại Đà Lạt, ngày 11/01/2020

SpeakerTh.S BS Vũ Trần Thiên Quân

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký hội viên để download file

Đây là tài liệu được trình chiếu trong HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THỨ NHẤT HỘI Y HỌC GIẤC NGỦ VIỆT NAM tại Đà Lạt, ngày 11/01/2020

SpeakerPGS.TS. Vũ Văn Giáp

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký hội viên để download file

Đây là tài liệu được trình chiếu trong HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THỨ NHẤT HỘI Y HỌC GIẤC NGỦ VIỆT NAM tại Đà Lạt, ngày 11/01/2020

SpeakerTS.BS Lê Khắc Bảo

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký hội viên để download file